Sốc nặng với giá cà phê
Những hàng ghế đầy khán giả, với ánh mắt chăm chú hướng về màn hình máy chiếu để dõi theo từng đường bóng trong trận chung kết AFF Cup, trận đấu đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch. Ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có một không gian để các thân nhân, bệnh nhân có thể đón xem và cổ vũ đội tuyển Việt Nam thi đấu.Tại đây, có những bệnh nhân dù hàng ngày phải đối mặt với những nỗi lo bệnh tật nhưng khi nghe Việt Nam thi đấu thì họ vẫn cố gắng đi xem để cùng những người bệnh nhân, thân nhân khác hòa vào không khí sôi động, quên đi nỗi đau bệnh tật để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.Không thể trực tiếp tới sân đón xem cổ vũ nhưng thông qua màn hình, những ánh mắt của những thân nhân, bệnh nhân đều chăm chú hướng về đội tuyển thi đấu trong suốt thời gian thi đấu. Mỗi lần như vậy, họ có thêm niềm vui tinh thần để chiến đấu với những nỗi lo, hay những nỗi đau bệnh tật.Nghỉ việc ngân hàng, cô gái tìm thấy niềm vui khi cho người khác thuê quần áo
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Giá vàng hôm nay 3.5.2024: Đứng yên chờ phiên đấu thầu vàng miếng
Văn bản 1: Cuộc thi viết "Sống đẹp" do Báo Thanh Niên tổ chức như một điểm nhấn, một dòng chảy mát lành, tạo nhiều cảm xúc đẹp. Nội dung được chuyển tải nhiều nhất trong cuộc thi viết "Sống đẹp" là các gương mặt thiện nguyện, những người tự nguyện làm một nhịp cầu, dang tay với những mảnh đời bất hạnh, lao tới những miền khốn khó. Họ, trước hết là những người rất đỗi bình thường, thậm chí còn nhiều khiếm khuyết về cơ thể, như chị Nguyễn Thị Nhung, trưởng nhóm Thiện nguyện Hạc Giấy ( trong bài Người mang hạc giấy đi khắp muôn nơi của Liên Liên - Hà Nội), như cô Ba Đúa chèo đò ở Sóc Trăng (trong bài Đơn giản hóa nỗi đau của Bạch Dương - Sóc Trăng) như Quảng Đình Hậu ở Quảng Ngãi (trong bài Vòng xe của Hậu của Vũ Minh Huy - Quảng Ngãi)... Những việc làm của họ, xét theo khía cạnh nào đó lại là hết sức phi thường.
Theo nghị quyết vừa được các đại biểu thông qua vào sáng 20.2, HĐND tỉnh Bình Thuận đã biểu quyết thành lập mới 6 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: Sở Dân tộc và Tôn giáo (trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng quản lý, tham mưu tôn giáo từ Sở Nội vụ); Sở KH-CN (hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT); Sở Nội vụ (hợp nhất Sở Nội vụ với Sở LĐ-TB-XH); Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT); Sở Tài chính (hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT); Sở Xây dựng (hợp nhất Sở Xây dựng với Sở GT-VT).Đồng thời tổ chức lại Sở Công thương, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở VH-TT-DL và Sở Y tế...Nghị quyết này của HĐND tỉnh Bình Thuận có hiệu lực ngay sau khi được kỳ họp thông qua.Cũng tại kỳ họp, các đại biểu cũng biểu quyết cho thôi đại biểu HĐND tỉnh đối với đại tá Nguyễn Anh Nghĩa (nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận) và Nguyễn Dân (nguyên Bí thư Huyện ủy Tuy Phong) do có đơn xin thôi làm nhiệm vụ, nghỉ hưu.Cũng trong sáng 20.2, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động, luân chuyển bà Nguyễn Thị Toàn Thắng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GĐ-ĐT Bình Thuận, đến nhận công tác tại Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Điều động ông Nguyễn Tuấn Anh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư; đến nhận công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận và giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có quyết định điều động, luân chuyển ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc Sở GT-VT Bình Thuận; chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thay cho ông Nguyễn Tuấn Anh, kể từ ngày 20.2.2025.
Cách chức bí thư chi bộ trường tiểu học vi phạm quản lý tài chính
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.